Đầu tư cho KOL hay KOC để chiến dịch marketing đạt hiệu quả

Ngày nay, khi mà quảng cáo và tiếp thị trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng. Đối mặt với sự đa dạng của thị trường và môi trường kinh doanh, doanh nghiệp cần đặt ra câu hỏi quan trọng: Nên đầu tư cho KOL hay KOC để chiến lược marketing đạt hiệu quả cao nhất? Để giải đáp cho tình huống này, chúng ta hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa KOL và KOC và đưa ra lựa chọn phù hợp cho chiến lược marketing của mình nhé!

1. Sự khác nhau giữa KOL và KOC

1.1 Định nghĩa:

KOL là viết tắt của Key Opinion Leader là những cá nhân nổi tiếng, chuyên gia hoặc người có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Các KOL thường có hiểu biết chuyên sâu và có uy tín về một lĩnh vực nào đó, thu hút lượng lớn người theo dõi trên các nền tảng truyền thông xã hội hoặc các phương tiện truyền thông khác. Doanh nghiệp thường hợp tác với KOL để quảng cáo sản phẩm của mình và tận dụng tầm ảnh hưởng của họ để thu hút sự chú ý từ đối tượng theo dõi.

KOC, viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer  là những khách hàng cá nhân đã trực tiếp trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó và sau đó chia sẻ nhận xét và đánh giá về chúng. Mặc dù không sở hữu lượng followers lớn, không nổi tiếng như KOL, nhưng tính trung thực và trải nghiệm cá nhân của KOC tạo ra sự tin cậy đặc biệt trong việc đánh giá sản phẩm. Ý kiến của KOC thường được đánh giá cao vì đại diện cho quan điểm của người tiêu dùng thông thường, và ảnh hưởng của họ có thể có sức mạnh lớn đối với quyết định mua sắm của người khác.

1.2 Sự khác biệt giữa KOL và KOC:

Sự khác biệt giữa KOL và KOC thể hiện ở 3 khía cạnh: tính chủ động, phạm vi ảnh hưởng và độ tin cậy với khách hàng.

Tính chủ động:

Khía cạnh này được thể hiện ở chỗ: các KOL thường được các nhãn hàng chủ động liên hệ để booking quảng cho cho sản phẩm, dịch vụ của họ. Còn KOC thì thường chủ động trải nghiệm sản phẩm dịch vụ và sau đó đưa ra đánh giá về sản phẩm dịch vụ đó theo quan điểm cá nhân. Điều này khiến cho ý kiến của KOC trở nên khách quan hơn so với KOL.

Mặc dù hiện nay rất nhiều nhãn hàng cũng đã chủ động liên hệ với các KOC để booking, nhưng việc đánh giá cũng vẫn chủ yếu dựa trên trải nghiệm và cảm nhận cá nhân của KOC, nội dung đánh giá ít bị tác động bởi yêu cầu của nhãn hàng.

Phạm vi ảnh hưởng:

Thông thường thì các KOL có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn các KOC. Các KOL thường  cũng được xếp loại theo mức độ ảnh hưởng như sau:

Nano KOL: 1.000 – 10.000 người

Micro KOL: 10.000 – 50.000 người

KOL: > triệu người

Độ tin cậy với khách hàng

Độ tin cậy với khách hàng là yếu tố quyết định quan trọng nữa. KOC, như là những người tiêu dùng trực tiếp sử dụng sản phẩm dịch vụ, có khả năng đưa ra nhận xét và đánh giá một cách dễ hiểu và khách quan. Họ chia sẻ ý kiến của mình trên nhiều nền tảng như blog, tài khoản mạng xã hội hoặc các kênh như Youtube, TikTok, Instagram, và Facebook. Ngược lại, KOL thường được trả tiền để cộng tác với thương hiệu, điều này có thể làm giảm tính khách quan của ý kiến của họ, vì họ có một mối liên hệ thương mại với doanh nghiệp.

Chuyên môn

KOL thường có kiến thức và chuyên môn sâu về lĩnh vực mà họ có ảnh hưởng. Còn KOC thường không quá am hiểu về một lĩnh vực nào cả, họ chỉ đứng trên cương vị là người tiêu dùng và đưa ra đánh giá cá nhân về sản phẩm dịch vụ đó.

2. Nên chọn KOL hay KOC?

Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể, ngân sách và chiến lược của nhãn hàng mà bạn có thể cân nhắc nên chọn KOL hay KOC cho chiến dịch marketing của mình.

Dưới đây là một số gợi ý của Túi Niêm Phong 3TH khi lựa chọn KOL và KOC:

2.1 Chọn KOL khi:

  • Sản Phẩm Phức Tạp: Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đòi hỏi giải thích chi tiết và chuyên sâu, KOL có tầm ảnh hưởng và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực cụ thể sẽ giúp truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả.
  • Thương Hiệu Cần Uy Tín Cao: KOL thường được coi là nguồn uy tín và chất lượng. Nếu thương hiệu của bạn đặt mục tiêu tăng cường uy tín, sự hỗ trợ từ KOL có thể mang lại lợi ích lớn.
  • Chiến Dịch Quảng Cáo Dài Hạn: Khi bạn đang xây dựng một chiến dịch dài hạn và muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với một người nổi tiếng trong lĩnh vực.
  • Ngân Sách Cao: Nếu bạn có ngân sách đủ cao để chi trả cho sự hợp tác với KOL nổi tiếng, đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng lớn.

2.2 Chọn KOC khi:

  • Sản Phẩm Dễ Tiếp Cận và Sử Dụng: Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có tính chất dễ tiếp cận và sử dụng, ý kiến của KOC, người tiêu dùng thực tế, sẽ mang lại sự thuyết phục hơn.
  • Tạo Sự Gần Gũi và Tương Tác: Nếu mục tiêu là xây dựng mối quan hệ gần gũi và tương tác với khách hàng, KOC thường tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn, vì họ là những người "bạn bè" thực sự của cộng đồng.
  • Chiến Dịch Ngắn Hạn và Linh Hoạt: KOC thường tham gia tự nguyện và có thể thích ứng linh hoạt với các chiến dịch ngắn hạn hoặc sự kiện cụ thể.
  • Ngân Sách Hạn Chế: Nếu ngân sách của bạn hạn chế, KOC có thể là lựa chọn tốt hơn vì họ thường không đòi hỏi chi phí hợp tác cao như KOL.
  • Tạo Nội Dung Người Dùng Gốc: Nếu bạn muốn tạo ra nội dung người dùng gốc và chân thực, ý kiến và trải nghiệm của KOC sẽ góp phần làm tăng tính xác thực.

Tóm lại, quyết định giữa KOL và KOC phụ thuộc vào mục tiêu, chiến lược, và điều kiện cụ thể của chiến dịch marketing. Kết hợp cả KOL và KOC cũng có thể là một chiến lược linh hoạt để đảm bảo sự đa dạng trong chiến dịch của bạn.

 

Trên đây Túi Niêm Phong 3TH đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn những thông tin về KOL, KOC cũng như cách chọn KOL hay KOC để phù hợp với mục tiêu và chiến lược marketing của bạn. Hi vọng những thông tin này hữu ích với bạn và phần nào giúp bạn có quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch marketing của mình.

Nếu bạn cần tư vấn giải pháp đóng gói hàng hóa tối ưu, hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi theo SĐT HOTLINE – ZALO: 0388.617.272 - 0966.709.083  để được tư vấn nhé!

Người viết: Toan

Bài viết liên quan